Thực đơn hàng ngày cho người chạy thận lâu năm

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng, người bị bệnh suy thận khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 10ml/phút, cretinin máu tăng trên 500mmol/l thì thận sẽ không còn đủ khả năng đảm nhiệm các chức năng sinh lý của mình. Lúc đó bệnh nhân bắt buộc phải lọc máu ngoài thận để cơ thể khỏi lâm vào tình trạng nhiễm độc toàn thân và dẫn tới tử vong.

Đầu chu kỳ lọc máu, hàm lượng ure creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn và khỏe dần ra.

Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng nên những ngày sau chu kỳ lọc máu, ure, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn, do đó bệnh nhân không thể ăn uống tự do, không tính toán được.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận - ( Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Tường Vi, đối với người chạy thận lâu năm, ngoài việc chấp hành đúng phác đồ điều trị thì dinh dưỡng có vai trò “sống còn”. Đó là một phần của quá trình điều trị, giúp bệnh nhân tránh các biến chứng của bệnh, tăng cường các hoạt động sinh lý của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Anh Lê Doãn Cường (50 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)cho biết: “Tôi bị bệnh thận và chạy thận đã 10 năm nay, khi nghe đến con số “10 năm” đã có nhiều người bất ngờ và hỏi tôi bí quyết. Nhưng thực sự tôi không có bí quyết gì đặc biệt cả, tôi nghĩ điểm khác biệt nhất giữa tôi và một số bệnh nhân khác là tôi rất nguyên tắc trong việc ăn uống và giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ”.

Một số yêu cầu về dinh dưỡng mà người chạy thận lâu năm cần “thuộc lòng” đó là:

Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường:Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì người bệnh thận có chạy thận cần ở mức cao: 1,2-1,4g/kg/ngày. Đảm bảo 50% lượng đạm có nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu.Đủ năng lượng. Ít nhấtcần đạt khoảng 35-40kcal/kg/ngàyĐủ vitamin và các yếu tố vi lượng.Ít nước-ít natri- ít kali – giàu calci – ít phosphat.Điều chỉnh nhu cầu ăn theo diễn biến của bệnh.

Chế độ ăn cho người chạy thận lâu năm

Người chạy thận lâu năm cần lựa chọn thực đơn cho mình dựa trên các yêu cầu về dinh dưỡng như trên và hiểu rõ, thực phẩm nào nên chọn, thực phẩm nào nên tránh.

Những thực phẩm nên chọn

Những thực phẩm nhiều đạm như: thịt, cá, thịt gia cầm hay trứng. Lượng đạm phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần.Các thực phẩm như nướng, hấp, ninh - hầm luôn được các bác sĩ tư vấn khuyên dùng thay cho các đồ chiên, ránChất bột đường: chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, phở,…Chất đạm (protein): nên ăn thực phẩm có đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, trứng) và các loại sữa giảm đạmChất béo: chọn dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu) hoặc mỡ cáGia vị: chọn thực phẩm ít muối

Những thực phẩm cần tránh

Thực phẩm nhiều Kali như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ,...; rau là xanh đậm (ra ngót, rau đay, rau dền, rau muống,…), nấm mèo, các loại đậu.Thực phẩm giàu đường như bánh mì trắng, khoai tây, bánh kẹo ngọt,…Thực phẩm có nhiều photpho như tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, thịt bò,…Thực phẩm có nhiều muối như mắm, cá khô, tôm khô, mì ăn liền,…

Bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu nên chọn thực phẩm đạm có giá trị sinh học cao - (Ảnh minh họa)

Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn mình có thể uống sữa để tăng cường sức khỏe và phòng chống loãng xương hay không? Câu trả lời là có! Một số loại thực phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho bệnh nhân suy thận đã lọc máu sẽ có thành phần phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của người bệnh mà không ảnh hưởng đến hoạt động của thận, ví dụ như sản phẩm dinh dưỡng giàu protein Nepro 2 của VitaDairy.

Nepro 2 có tỷ lệ đạm:béo:đường phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng cho người suy thận có lọc máu, với hàm lượng Protein cao, ít natri, kali, phospho; nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cao, bổ sung vitamin, canxi, các yếu tố vi lượng và các yếu tố tạo máu, tốt cho tiêu hóa. Đạm Whey (Whey protien) trong sữa là đạm sữa thủy phân một phần, có giá trị sinh học cao vì chứa đủ 8 loại acid amin thiết yếu, dễ hấp thu. Sản phẩm hoàn toàn không chứa Cholesterol nhờ sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol máu, giúp bảo vệ tim mạch, tránh tình trạng xơ hóa cầu thận cho người bệnh.

Nepro 2là sản phẩm của VitaDairy – Thương hiệu sữa 12 năm được tin dùng

Với công thức được tư vấn bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Nepro 2 được các chuyên gia khuyên dùng 2-3 ly mỗi ngày cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ngoài thận và bệnh nhân có hội chứng thận hư.

Website: vitadairy.vn

Fanpage: Vitadairy –Khỏe để sống vui

www.facebook.com/vitadairy.com.vn

Hotline: 1900636958

Uống cà phê vào thời điểm nào là hợp lý?

Uống cà phê vào thời điểm nào là hợp lý?

Dưới đây là những lưu ý để sử dụng cà phê hiệu quả nhất

1.Điều gì xảy ra nếu bạn uống cà phê vào sáng sớm? Cortisol là một loại hormon căng thẳng và có xu hướng đạt đỉnh trong khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng. Nếu bạn uống cà phê vào thời điểm này, mức độ căng thẳng có thể tăng lên vì caffein trong cà phê có thể làm tăng hàm lượng cortisol.

2. Một vấn đề khác là bạn có thể bị tăng khả năng dung nạp cafffein. Khi đó, bạn cần nhiều caffein hơn để cảm thấy “sảng khoái”. Điều này có thể khiến bạn trở thành người bị nghiện cà phê.

3. Nên uống cà phê trong khoảng thời gian từ 10 đến 11giờ 30 sáng. Thời điểm này hàm lượng cortisol giảm xuống. Đây là thời điểm an toàn để uống cà phê.

4. Không nên uống cà phê trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều vì hàm lượng cortisol trong cơ thể lúc này đã tăng trở lại.

5. Sau 1 giờ chiều, mức cortisol của bạn bắt đầu giảm. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 giờ chiều, hãy thưởng thức một tách cà phê.

6. Không nên uống cà phê cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể.

Chỉ nên uống cà phê cách bữa ăn 1 giờ. Điều này đúng nhất là khi bạn uống cà phê chứa đường và sữa.

Ngoài ra, không nên uống cà phê vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Bạn có thể có cảm giác bồn chồn và khó ngủ.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)

Khoa học chứng minh bộ ba dưỡng chất giúp não bé phát triển tốt hơn

Bên lề hội thảo khoa học “Dinh dưỡng khoa học giúp phát triển trí tuệ, tăng cường sức đề kháng và tiêu hóa tốt - bé khỏe mạnh hơn và học hỏi tốt hơn” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 5, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ Matthew J Kuchan, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao, Trưởng bộ phận Nền tảng nhận thức toàn cầu tại Abbott và Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng, Học hỏi và Trí nhớ, về những phát hiện mới này.

Thưa tiến sĩ, sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào trong suốt thời thơ ấu?

Trong giai đoạn từ sơ sinh đến năm 3 tuổi, trẻ có sự phát triển về trí tuệ và thể chất nhanh nhất, não bộ có kích thước tăng gấp 2 lần và trọng lượng cơ thể tăng lên gấp 4. Khi trẻ được 3 tuổi, não của trẻ đã bằng khoảng 80% kích thước não người trưởng thành.

Một trong những điều quan trọng nhất trong sự phát triển não bộ ở giai đoạn đầu đời này là các tế bào não bắt đầu kéo dài ra và liên kết với nhau. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất từ khoảng tháng thứ 8 đến năm 2 tuổi. Những kết nối này tạo nên các chức năng não bộ và khả năng học hỏi của trẻ, đặt nền móng cho trí tuệ trong tương lai của trẻ.

Vậy trong giai đoạn này, dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào?

Sự phát triển não bộ và nhận thức có liên quan tới nhiều yếu tố, trong đó có dinh dưỡng và các yếu tố từ môi trường xung quanh. Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí não, khả năng nhận thức và học hỏi.

Nếu chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ không đầy đủ có thể làm cản trở sự phát triển của các kết nối quan trọng của não bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ.

Cần lưu ý những chất dinh dưỡng nào để đảm bảo sự phát triển não bộ của trẻ, thưa ông?

Chất dinh dưỡng phổ biến nhất cho sự phát triển não bộ mà mọi người có thể đã biết đến chính là DHA. Nhưng còn có rất nhiều chất dinh dưỡng khác cũng cần thiết cho sự tăng trưởng não bộ nhanh chóng ở trẻ, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng (protein và chất béo), các khoáng chất (như sắt, kẽm, i-ốt, ma-giê) và các vitamin (A, B, D) cũng như các chất AA, choline, taurine, lutein và vitamin E.

Đặc biệt, vai trò của lutein và vitamin E đối với sự phát triển não bộ ngày càng được công nhận. Vitamin E tự nhiên được tìm thấy trong các phần của não bộ có liên quan đến sự phát triển thị giác, trí nhớ và ngôn ngữ. Các nghiên cứu cũng cho thấy lutein có vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì chức năng não bộ, như tăng cường khả năng học tập và trí nhớ. Gần đây, các nhà khoa học khám phá ra rằng sự kết hợp của lutein, vitamin E tự nhiên và DHA giúp não trẻ phát triển tốt hơn DHA riêng lẻ.

Ba dưỡng chất này hoạt động như thế nào để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của trẻ?

Các nghiên cứu đã chỉ ra, so với DHA riêng lẻ, ba dưỡng chất lutein, vitamin E tự nhiên và DHA kết hợp lại làm sản sinh nhiều hơn đến 81% kết nối trong các tế bào não bộ, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất cho sự phát triển nhanh hơn của các kết nối. Lutein và vitamin E tự nhiên cũng giúp bảo vệ màng tế bào và các axit béo omega-3 như DHA khỏi bị ôxy hóa.

Vì sao phải là vitamin E tự nhiên thưa bác sĩ?

Không phải tất cả các dạng vitamin E đều giống nhau, mỗi loại có tiềm năng và tính hoạt động sinh học khác nhau, được cơ thể hấp thu khác nhau. Vitamin E tự nhiên hay còn gọi là RRR-trocopherol có tính hoạt động sinh học cao hơn các dạng tổng hợp.

Nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng, Học hỏi và Trí nhớ được công bố gần đây cho thấy não trẻ sơ sinh có sự phân biệt giữa vitamin E tổng hợp và vitamin E tự nhiên để hấp thu loại tự nhiên, tức là RRR-α-Tocopherol.

Vitamin E tự nhiên hay tổng hợp nói chung đều an toàn cho con bạn tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi quan sát được thì não bộ trẻ sơ sinh ưu tiên hấp thụ vitamin E tự nhiên hơn.

Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng khoa học giúp phát triển trí tuệ, tăng cường sức đề kháng và tiêu hóa tốt - bé khỏe mạnh hơn và học hỏi tốt hơn” do Hội Nhi khoa Việt Nam và Abbott phối hợp tổ chức nhằm cung cấp cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong nước những kiến thức khoa học và các kết quả nghiên cứu cập nhật. Nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ Kuchan tập trung vào sự khác biệt giữa vitamin E tự nhiên và vitamin E tổng hợp đối với sự phát triển não bộ được tiến hành năm 2016.

Minh Huyền

Những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ

Một cuộc điều tra chỉ ra rằng gần 81% trẻ đang lớn không có đủ chất sắt, vitamin A và C. Sự thiếu hụt này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ và khiến trẻ dễ bị bệnh. Dưới đây là những loại dưỡng chất có vai trò quyết định với khả năng miễn dịch của trẻ.

Những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ

Vitamin A

Hệ miễn dịch cần vitamin A để duy trì khả năng chữa bệnh tự nhiên. Thiếu vitamin A có thể làm suy yếu lớp bảo vệ đầu tiên ở trẻ. Đó là khi các bệnh nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Hãy đảm bảo để trẻ hấp thu đủ thực phẩm giàu vitamin A.

Vitamin B

Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể cần vitamin B. Đặc biệt, vitamin B12, B9 và B6 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào lympho. Những vitamin này giúp cơ thể mau phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát ở trẻ em.

Vitamin C

Thiếu vitamin C có thể khiến trẻ dễ bị thổn thương. Việc hấp thu đủ vitamin C có thể tăng cường khả năng hoạt động của tế bào T và các tế bào thực bào là các tế bào miễn dịch. Vitamin C cũng có thuộc tính chống vi khuẩn và vi-rút.

Sắt

Các tế bào hồng cầu cần sắt. Ngoài ra, sắt cần thiết để bạch cầu trung tính loại bỏ vi khuẩn. Thiếu sắt có thể làm giảm số lượng tế bào T. Về cơ bản, thiếu sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch.

Kẽm

Kẽm cũng giúp duy trì các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng sản xuất kháng thể. Hệ miễn dịch suy giảm do thiếu kẽm.

Vitamin E

Loại vitamin này là chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ chống lại các nhiễm trùng. Hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, lạc chứa nhiều vitamin E.

Vitamin B6

Loại vitamin này được cho là có vai trò quan trọng trong hàng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể người. Và nó tăng cường hệ miễn dịch. Chuối và đậu chứa nhiều loại vitamin này.

Selen

Selen là dưỡng chất khác cần thiết cho hệ miễn dịch. Lúa mạch, tỏi chứa nhiều dưỡng chất này.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)

Uống cà phê thời điểm nào trong ngày gây hại cho sức khỏe?

Từ 8-9 giờ sáng: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống ly đầu tiên của cà phê vào buổi sáng? Vâng, cortisol là một hormon căng thẳng và thường tăng cao vào khoảng giữa 8:00 và 9:00AM. Nếu bạn uống cà phê tại thời điểm này, mức căng thẳng của bạn có thể tăng lên. Bên cạnh đó caffeine có thể làm tăng nồng độ cortisol và khi kết hợp với nồng độ cortisol tự nhiên cao sẽ khiến sự lo lắng, bồn chồn của bạn tăng lên. Quyết định khôn ngoan là nên tránh sử dụng cà phê từ 8-9 giờ sáng.

Từ 10-11 giờ 30 sáng: Nếu bạn thực sự không thể sống mà không có cà phê thì đây là thời gian an toàn để bạn thưởng thức cho đã cơn thèm. Nguyên nhân do tại thời điểm này, mức cortisol của bạn tạm thời hạ xuống nên sẽ không gây ra sự căng thẳng quá mức.

Từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều: Mức cortisol của bạn một lần nữa tăng lên tại thời điểm này nên bạn cũng không nên sử dụng cà phê.

Từ 1-5 giờ chiều: Sau 1 giờ chiều, mức cortisol của bạn có thể lại giảm xuống. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ từ 1 giờ đến 5 giờ chiều, thưởng thức một tách cà phê có thể khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ và tỉnh táo hơn.

Thời gian của bữa cơm tối: Không bao giờ uống cà phê cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Điều đó có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn nên duy trì một khoảng cách giữa giờ ăn và lượng cà phê, nhất là đối với cà phê chứa đường và sữa. Đừng quên điều này nếu bạn là người bị thiếu máu.

Buổi tối: Đừng bao giờ uống cà phê vào buổi tối. Điều đó có thể khiến bạn mất ngủ hoàn toàn hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ do cảm giác bồn chồn mà cà phê gây ra.

Bên cạnh đó, một vấn đề bạn cần chú ý là nên uống một lượng cà phê thích hợp vì nếu tăng dần mức sử dụng thì bạn sẽ ngày càng cần nhiều hơn để cảm thấy mạnh mẽ. Và đây chính là nguyên nhân khiến bạn có thể trở thành một người nghiện cà phê.

Lê Thu Lương

(Theo Boldsky)

Phát động ngày Vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2017

Thông điệp Ngày Vi chất dinh dưỡng năm nay là Vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, trí tuệ, tầm vóc và chất lượng cuộc sống; sử dụng các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng hàng ngày”.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh vai trò đặc biệt của vi chất dinh dưỡng đối với cơ thể; tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe như hiện tượng mù lòa ở trẻ em liên quan đến thiếu vitamin A; thiếu máu do thiếu sắt; đần độn kém phát triển trí tuệ do thiếu Iốt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cộng đồng bị thiếu Iốt thì chỉ số IQ bị giảm 10% so với những cộng đồng không bị thiếu Iốt. Bên cạnh đó, can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là can thiệp trong 1.000 ngày đầu đời là một trong những giải pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, cải thiện tình trạng bệnh tật và tử vong ở trẻ em.

GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi Lễ

GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho trẻ uống vitamin A ngay tại buổi lễ phát động Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2017 tại TP. Bắc Ninh.

Tại Việt Nam, công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng luôn được Chính phủ và ngành y tế quan tâm, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện có hiệu quả; công tác phối hợp liên ngành đã được thực hiện tốt từ Trung ương đến địa phương và kết quả là chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa ở trẻ em do thiếu vitamin A, tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu, thiếu sắt đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước. Kiến thức thực hành dinh dưỡng của người dân ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta còn cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (năm 2015 là 24.6%) và còn có sự chênh lệnh khá lớn giữa các vùng miền, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc (tỷ lệ thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%). Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng như thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 32.8%, trẻ em dưới 5 tuổi là 27,9%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 13% và 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm ở mức nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Với mục tiêu không ngừng cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người dân đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em, toàn quốc phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em giảm xuống dưới 21.5% ; trẻ bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng xuống dưới 8% ; thiếu máu ở phụ nữ mang thai xuống dưới 23%, thiếu máu ở trẻ em xuống dưới 15% và thể lực và tầm vóc người Việt Nam được cải thiện.

PGS. TS. Lê Danh Tuyên- Viện trưởng Viện Dinh dưỡng

PGS. TS. Lê Danh Tuyên- Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đã cho biết: vi chất dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của trẻ, thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, sự phát triển bình thường về chiều cao, thể lực và trí tuệ của trẻ. Trong đó thiếu vitamin A gây nên hiện tượng mù lòa; thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu i-ốt gây đần độn và kém phát triển trí tuệ.

Theo PGS. TS. Lê Danh Tuyên, mặc dù Việt Nam đã đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ trước 3 năm so với kế hoạch nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Do vậy, công tác phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn là một nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới.

Hưởng ứng thông điệp Ngày Vi chất dinh dưỡng năm nay, ngành y tế đề nghị các tỉnh/thành phố tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả và an toàn chiến dịch uống bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ 6-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao và cho trẻ 6-36 tháng tuổi tại 41 tỉnh/thành phố còn lại theo quy định. Tiếp tục bổ sung vitamin A cho trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A, bổ sung vitamin A phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng và thực hiện tốt việc tẩy giun cho trẻ em 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao. Phấn đấu đạt trên 98% trẻ em trong độ tuổi được uống Vitamin A. Bảo đảm không để thiếu Vitamin A, thuốc tẩy giun, đặc biệt quan tâm triển khai ở những vùng khó khăn.

Đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, vận động người dân tích cực tham gia chiến dịch và phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ngay từ hộ gia đình.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.

HH

Nên ăn cá hay uống viên dầu cá?

Các tiêu chí để so sánh giữa việc ăn cá và uống viên dầu cá bao gồm: thành phần dinh dưỡng, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, hiệu quả, giá cả và yếu tố môi trường.

Dầu cá đang ngày càng trở lên phổ biến và thông dụng hơn trong một vài năm gần đây cũng như việc mọi người đang ý thức được tầm quan trọng của việc omega 3 tốt cho sức khỏe tới mức nào. Tuy nhiên, một phần của lý do khiến dầu cá trở lên phổ biến đó là sự lo ngại về vấn đề an toàn khi ăn cá.

trị dinh dưỡng

: không chỉ chứa EPA và DHA mà còn vitamin D, selen, protein, cùng kết hợp với nhau và nhiều chất béo toàn phần hơn dầu cá. Đặc biệt là selen rất quan trọng bởi vì có thể bảo vệ cơ thể trước độc tố thủy ngân, vitamin D giúp bảo vệ cơ thể trước rất nhiều bệnh. Chỉ cần 150g cá hồi hoang dã có chứa 1700 IU vitamin D nhưng thực sự rất khó có thể đưa được loại thức ăn này vào chế độ ăn hàng ngày được.

Dầu cá: dầu cá chỉ chứa EPA và DHA, mặc dù dầu cá hồi và dầu gan cá tuyết cũng chứa khá nhiều vitamin D. Dầu cá chỉ chứa rất ít các axít béo toàn phần như cá và không chứa selen (Se).

Hiệu quả (mức độ EPA và DHA)

: 150 g cá hồi hoang dã có chứa 883mg của EPA và 1.111mg DHA. Ăn 2-3 phần cá hồi một tuần sẽ cung cấp một lượng nhỏ omega 6 nhưng lại đủ cho mọi người.

Dầu cá: về điểm này thì có vẻ dầu cá sẽ có ưu điểm hơn ăn cá. Bởi vì các phân tử trong dầu cá được chứng cất và tinh khiết hơn nên chứa một lượng lớn DHA và EPA. Uống 6 viên dầu cá có thể cung cấp cho bạn 1,5 g DHA mỗi ngày, mức độ này rất khó có thể đạt được từ việc ăn cá trừ khi bạn ăn khoảng 300 g cá hồi hoang dã mỗi ngày

Hấp thụ

Đây là vấn đề khó nhất. Nếu như hiệu quả đề cập đến nồng độ EPA và DHA trong việc ăn cá và uống dầu cá thì ở đây sẽ đề cập đến việc cơ thể hấp thụ được bao nhiêu. Một vài nghiên cứu dich tễ học đã chỉ ra rằng các viên dầu cá không đạt được nhiều hiệu quả bằng việc ăn cá. Bởi vì việc xuất hiện các axít béo có trong cá có thể hỗ trợ việc hấp thu các chất EPA và DHA hiệu quả hơn so với uống dầu cá có ít chất béo.

Một nghiên cứu khác so sánh giữa việc ăn cá và uống dầu cá, đã cho thấy mức độ DHA sau 6 tuần ăn cá hồi cao gấp 9 lần so với việc uống dầu cá. Các tác giả của nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết là cấu trúc của axít béo có trong cá tương tự như cấu trúc chất béo trong cơ thể chúng ta nên chúng dễ dàng được hấp thu hơn. Ngược lại, dầu cá chỉ là những thành phần đơn chất gộp lại nên chúng không có đủ lượng chất béo cần thiết để đồng hóa trong cơ thể.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng dầu cá hấp thu tốt hơn nếu như bạn có chế độ ăn giàu chất béo. Họ tìm thấy những thành phần của omega 3 trong các mô có thể tăng lên rất nhiều khi dầu cá kết hợp với 12 g dầu ô liu.

Như vậy chúng ta có thể vẽ ra hai bức tranh kết luận cho các nghiên cứu trên

Thứ nhất: EPA, đặc biệt là DHA sẽ được hấp thu có hiệu quả hơn từ việc ăn cá, hiệu qủa hấp thu gấp 9 lần so với uống dầu cá. Điều đó có nghĩa là một phần cá ăn vào sẽ bằng 9 lần phần dầu cá uống. Ví dụ 300 g cá hồi có chứa 1,1g DHA chúng ta sẽ hấp thu được 9,9 g DHA từ cá tương đương với 36 viên dầu cá mỗi ngày bạn hãy tưởng tượng mà xem 36 viên dầu cá thì nhiều tới mức nào.Thứ hai:mặt khác, uống dầu cá phải đi kèm với chế độ ăn giàu chất béo để có thể cải thiện được việc hấp thu sao cho có hiệu quả như ăn cá. Như ở đây nghĩa là có thể không bằng vì chúng ta không thể đo lường một cách chính xác được.

Giá cả

Đây cũng là một vấn đề khó so sánh bởi giá thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, chất lượng, nhà sản xuất, vùng địa lý…Nói thẳng ra thì có quá nhiều yếu tố để quyết định đến giá thành của một sản phẩm dầu cá và khó có thể bao trùm được hết khi so sánh với việc ăn cá.

Tuy nhiên bạn vẫn nên xem xét một số lưu ý sau:

Không ai có thể đảm bảo được một bữa ăn giàu chất béo và uống dầu cá có thể hấp thụ được DHA bằng với việc ăn cá hồi hay các loại cá nói chung.Cá hồi ( chỉ là một ví dụ tiêu biểu trong các loại cá) có chứa một lượng lớn protein, selen, vitamin D và các axít béo khác ở dạng liên kết với nhau mà các loại dầu cá không cóDầu cá thì rẻ hơn cá hồi, nhưng ngoài cá hồi ra thì còn rất nhiều loại cá khác rẻ hơn mà cũng chứa EPA và DHA cao như cá mòi, cá thu.

Về yếu tố ảnh hưởng đến môi trường

Khai thác cá quá mức và việc nuôi cá công nghiệp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và nguy cơ tuyệt chủng các loại cá nếu như việc tiêu thụ cá và dầu các càng ngày càng tăng lên mà không có cơ chế chính sách phát triển bền vững.

Tóm lại, chúng ta nên chọn những sản phẩm từ cá được hội đồng quản lý tài nguyên biển chứng nhận.

Để trả lời cho câu hỏi “liệu ăn cá hay dầu cá là sự lựa chọn tốt hơn” là vô cùng phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liệu DHA có được đảm bảo và đủ nguồn cung từ cá để việc đánh bắt cá tự nhiên được bền vững, đảm bảo tài chính, và chất dinh dưỡng.

Với những người có sức khỏe bình thường thì việc giảm uống omega 6 và ăn vừa phải cá nhiều dầu (khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 160g cá) là sự lựa chọn phù hợp. Điều này không chỉ giúp bạn có nguồn EPA và DHA đi kèm với những protein chất lượng cao mà còn có cả Selen và vitamin D. Nếu bạn không đủ tài chính ăn cá hồi hoang dã thì bạn có thể lựa chọn các loại cá chất lượng khác mà vẫn có nhiều EPA và DHA như cá mòi, cá thu cũng rất an toàn.

Với những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh tự miễn thì nên kết hợp giữa việc ăn cá nhiều dầu (khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 160g cá) và uống dầu cá chất lượng tốt, với liều lượng khoảng 1,0 g DHA mỗi ngày. Điều này đảm bảo cho bạn vừa có những lợi ích từ việc ăn cá mà vẫn được bổ sung lượng DHA và EPA tinh khiết chất lượng.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam